NỚI LỎNG ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Trong tháng 9, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, nới lỏng một số quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Trang chủ Tin Pháp luật Những quy định mới của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng(01/09/2021)
- Chuyên gia chỉ rõ những bất cập trong nghị định hướng dẫn thi hành luật Môi trường(01/09/2022)
- Thí điểm xây dựng KCN sinh thái, kinh tế tuần hoàn tại Hải Phòng(24/12/2021)
- Tại sao phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam? (11/11/2021)
Trong tháng 9, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, nới lỏng một số quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến đầu tháng 4, có 101.550 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó lao động giữ vị trí quản lý chiếm gần 12%, giám đốc điều hành hơn 8% và đông nhất là chuyên gia với 58%...
Lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa phương có dự án lớn với nhiều nhà thầu nước ngoài thi công như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Long An...
Khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình lao động nước ngoài có nhu cầu trở lại làm việc trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 cho thấy hầu hết lao động mà các doanh nghiệp đang thiếu hụt là vị trí nhà quản lý, chuyên gia dự án ở các công trình trọng điểm.
Tại Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 mới được ban hành nêu rõ tạo điều kiện thuận lợi cho lao động, chuyên gia.
Trong tháng 9, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, nới lỏng một số quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới nhưng phải tuyệt đối an toàn về phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, là: Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận; văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp để chứng minh kinh nghiệm.
Dịch vụ làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam- Thành Công
Quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8, khoản 7 Điều 9, khoản 5 Điều 17 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Bản sao hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Cho phép người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc tại tỉnh, thành phố khác với thời hạn không quá 06 tháng và người sử dụng lao động phải báo cáo với cơ quan quản lý lao động nơi người lao động nước ngoài đến làm việc mà không phải làm lại giấy phép lao động.
Về việc tạo điều kiện cho việc cấp phép với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho hay: "Với nhóm lao động này, thủ tục hành chính liên quan việc cấp phép, gia hạn giấy phép lao động cũng được "mở". Chúng ta liên tục có những sửa đổi làm sao đáp ứng những yêu cầu mới".
Theo ông Trung, việc cần làm trước mắt là đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp giấy phép. Các doanh nghiệp có chuyên gia lao động nước ngoài về làm việc sẽ làm thủ tục trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nghiên cứu kĩ các quy định người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để chuẩn bị đầy đủ nhất.
Người lao động nước ngoài đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Số lao động này chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa phương có dự án lớn với nhiều nhà thầu nước ngoài thi công như: Hà Nội, Bắc Giang, Long An, Tp.HCM…
Khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết lao động mà các doanh nghiệp đang thiếu hụt là vị trí nhà quản lý, chuyên gia dự án ở các công trình trọng điểm. Tình hình tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ, thời gian hoàn thành các hạng mục công trình, dự án trọng điểm, cấp thiết.
Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu quay trở lại Việt Nam làm việc của lao động nước ngoài tiếp tục tăng, tập trung chủ yếu là nhóm lao động kỹ thuật cao, chuyên gia có kinh nghiệm quản lý và đã được cấp phép lao động hoặc đủ điều kiện để cấp giấy phép.