SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO?
Lợi dụng ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số công ty, chủ doanh nghiệp đã vi phạm quy định trong sử dụng lao động nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động hợp pháp (trái phép). Trường hợp này, cơ quan chức năng khi đủ căn cứ làm rõ sai phạm sẽ xử lý dựa trên điều khoản, quy định nào?
- [ Hải Phòng] Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Bến số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện(20/10/2021)
- Hải Phòng có thêm khu công nghiệp Tiên Thanh vốn đầu tư gần 4.600 tỷ đồng(01/09/2022)
- Bộ TN&MT làm việc với UBND TP. Hải Phòng về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và quy hoạch không gian biển quốc gia(05/07/2022)
- Thí điểm xây dựng KCN sinh thái, kinh tế tuần hoàn tại Hải Phòng(24/12/2021)
Lợi dụng ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số công ty, chủ doanh nghiệp đã vi phạm quy định trong sử dụng lao động nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động hợp pháp (trái phép). Trường hợp này, cơ quan chức năng khi đủ căn cứ làm rõ sai phạm sẽ xử lý dựa trên điều khoản, quy định nào?
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Xuân Thảo, đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng: Trước hết, để nắm được quy định xử lý từ cơ quan chức năng hoặc mức xử phạt cụ thể, cần căn cứ vào điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, quy định của pháp luật có nêu rõ một số điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó có một số nội dung như đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; ... (điều 151, mục 3, chương XI, Bộ luật lao động 2019).
Như vậy, theo luật sư Lê Xuân Thảo, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện trên thì mới được làm việc tại Việt Nam. Đặc biệt, một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là phải có Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho. Trường hợp cơ quan chức năng khi phát hiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có Giấy phép lao động; công ty, chủ doanh nghiệp không chứng minh được giấy tờ lao động hợp pháp của người nước ngoài thì sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp luật.
Về hình thức xử lý, luật sư Lê Xuân Thảo cho rằng, căn cứ theo điều 31, chương II, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cơ quan chức năng sẽ ban hành mức xử phạt hành chính tương xứng với hành vi vi phạm. Theo đó, với hành vi vi phạm này, cơ quan chức năng có thể ban hành mức xử phạt hành chính thấp nhất là 01 triệu đồng, cao nhất là 75 triệu đồng; hình thức phạt bổ sung là trục xuất người lao động không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Cụ thể như sau:
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung, thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động;
b) Không gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép bị xử phạt thế nào? Thành Công Việt Nam
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
“Như vậy, việc sử dụng lao động nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động hợp pháp (trái phép) của công ty, chủ doanh nghiệp là vi phạm quy định pháp luật, sẽ phải chịu trách nhiệm. Cơ quan chức năng trong quá trình xác minh, xem xét xử lý sẽ căn cứ tùy theo mức độ, tình tiết sai phạm để ban hành quyết định xử phạt. Việc làm này sẽ góp phần bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, công khai, bình đẳng giữa các đơn vị, nhất là những công ty, doanh nghiệp tuân thủ pháp luật” – luật sư Lê Xuân Thảo cho biết thêm.