CÁC ĐƠN VỊ BẮT BUỘC PHẢI LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Các đơn vị bắt buộc phải lập hồ sơ quản lý phòng cháy và chữa cháy. Thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.
- [ Hải Phòng] Trao chứng nhận đăng ký đầu tư 5 dự án vào các khu công nghiệp(24/02/2022)
- Quy trình cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam(08/10/2021)
- [Hải Phòng] Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu(01/06/2022)
- Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép bị xử phạt thế nào?(27/01/2022)
Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định về danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy như sau:
– Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo.
– Bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở y tế khám chữa bệnh khác.
– Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà thi đấu thể thao trong nhà, sân vận động ngoài trời; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người, công trình công cộng khác.
– Cơ sở lưu trữ, bảo tàng, thư viện, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác, nhà hội chợ, triển lãm.
– Chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa.
– Cơ sở phát thanh, truyền hình; cơ sở bưu chính viễn thông.
– Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển thuộc mọi lĩnh vực.
– Cảng hàng không, cảng biển; cảng thủy nội địa xuất nhập hàng hóa, vật tư cháy được; bến tàu thủy chờ khách; bến xe khách, bãi đỗ xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; gara ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; nhà ga hành khách đường sắt, ga hàng hóa đường sắt cấp IV trở lên.
– Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ.
– Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc, cơ sở nghiên cứu.
– Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được, công trình giao thông ngầm; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ.
– Cơ sở hạt nhân; cơ sở bức xạ; cơ sở sản xuất vật liệu nổ; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất chế biến hàng hóa khác có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D và E.
– Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt
– Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
– Nhà máy điện, trạm biến áp.
– Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
– Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi hàng hóa, vật tư cháy được.
Xét thấy, trong danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, kho chứa phân bón hóa học mà cháy được hoặc không cháy đựng trong các bao bì cháy được thì thuộc diện phải lập hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy. Nếu kho chứa phân bón hóa học mà không cháy được thì sẽ không phải lập hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy.