CHUYÊN GIA CHỈ RÕ NHỮNG BẤT CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT MÔI TRƯỜNG
Mới đây, Chính phủ có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện một số quy định trong Nghị định 40 do Bộ TN-MT soạn thảo, nhưng theo nhiều chuyên gia, nghị định hướng dẫn này còn nhiều bất cập.
- [Hải Phòng] Yêu cầu cắt giảm chi phí thủ tục hành chính cho doanh nghiệp(28/12/2021)
- [ Hải Phòng] Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Bến số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện(20/10/2021)
- [Hải Phòng] Miễn cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ(07/03/2022)
- Trang chủ Tin Pháp luật Những quy định mới của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng(01/09/2021)
Mới đây, Chính phủ có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện một số quy định trong Nghị định 40 do Bộ TN-MT soạn thảo, nhưng theo nhiều chuyên gia, nghị định hướng dẫn này còn nhiều bất cập.
Nghị định 40/2019/NĐ-CP (Nghị định 40) được Chính phủ ban hành ngày 13.5.2019, có hiệu lực từ ngày 1.7.2019, sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, các chuyên gia đã chỉ ra không ít bất cập.
Tạo gánh nặng thời gian, chi phí cho doanh nghiệp?
Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia độc lập - TS Tô Văn Trường chỉ ra không ít vấn đề của Nghị định 40. Cụ thể, Nghị định 40 không chỉ yêu cầu lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu chưa có ĐTM do Bộ TN-MT phê duyệt, mà các đơn vị này sau khi lập lại ĐTM còn phải làm thêm công tác vận hành thử nghiệm và xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cấp bộ, mới được xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
TS Trường cho biết, thực hiện theo quy định này của Nghị định 40 sẽ khiến quá trình kể trên phải trải qua 3 tháng vận hành thử nghiệm, với 12 lần đo, trong đó, 5 đợt đầu cách nhau ít nhất là 15 ngày, sau đó 7 ngày đo liên tục.
“Có nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp bức xúc vì quy định như vậy, do trước đó hệ thống của họ đã được cấp xác nhận hoàn thành cấp tỉnh. Mà để được cấp xác nhận hoàn thành cấp tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng đã phải trải qua quá trình vận hành thử nghiệm và đánh giá hiệu quả xử lý của cơ quan chức năng, nay cũng làm lại tương tự. Đáng nói là khi phê duyệt ĐTM cấp bộ cũng không bổ sung thêm yêu cầu khác,... khiến không ít người cảm thấy vô lý”, TS Trường bày tỏ.
Những bất cập trong nghị định hướng dẫn thi hành luật Môi trường
Cũng theo TS Trường, đối với nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thì chi phí lấy mẫu tổ hợp trong quá trình vận hành thử nghiệm này thực sự là một gánh nặng đến hàng tỉ đồng. “Chưa kể mất thời gian vì phải chờ khoảng 4 tháng cho cả đo đạc và phân tích, nhưng sau đó không biết Bộ sẽ rút thêm ra được điều gì tốt hơn các kết quả đo đạc trước đó, trong khi toàn bộ các đơn vị đo đạc đều phải có chứng nhận do Bộ TN-MT cấp”, TS Trường chỉ ra vấn đề.
Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết sẽ tiếp nhận thông tin để có đánh giá về vướng mắc này. Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh về phế liệu nhập khẩu là kinh doanh có điều kiện, quy định thực hiện lại ĐTM đối với các doanh nghiệp như trong Nghị định 40 là điều kiện chuyển tiếp, mang tính thống nhất đầu mối quản lý nhà nước thuộc Bộ TN-MT.
Việc yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện lại ĐTM cũng được lãnh đạo Tổng cục Môi trường lý giải là phải đánh giá lại vì có thể các công trình bảo vệ môi trường của doanh nghiệp đã xuống cấp.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề căn cứ vào những cơ sở nào để quy định như vậy, thì đại diện Tổng cục Môi trường không trả lời thẳng vào vấn đề, chỉ nêu đến bối cảnh đưa ra quy định buộc các doanh nghiệp phải làm lại ĐTM mà Nghị định 40 đưa ra.
Quy định về “mẫu tổ hợp” thiếu thực tiễn
Một số chuyên gia về môi trường cũng chỉ ra bất cập của Nghị định 40 ở điều 16b về “Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án” có yêu cầu: “Chủ dự án phối hợp với tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để quan trắc chất thải (lấy mẫu tổ hợp), đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn xử lý và cả công trình xử lý chất thải”.
Khắc phục triệt để vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và quản lý về BVMT
Theo các chuyên gia, Nghị định 40 được ký tháng 5.2019. Tại thời điểm đó, trong tất cả các văn bản: từ luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn đều không có khái niệm “mẫu tổ hợp”. Đến tháng 12.2019 (6 tháng sau đó), Bộ TN-MT mới ban hành Thông tư 25 hướng dẫn thực hiện Nghị định 40, trong đó có hướng dẫn thế nào là “mẫu tổ hợp” để các cơ sở thực hiện. Trong khi chờ đợi có thông tư hướng dẫn, 6 tháng trời là khoảng thời gian đình trệ trong việc kiểm tra các công trình thử nghiệm, không có cơ sở nào trên toàn quốc “được” kiểm tra xác nhận để đi vào sản xuất chính thức, tốn kém thiệt hại vô cùng lớn cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, quy định trong Thông tư 25 về “mẫu tổ hợp” là không có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Một chuyên gia nhận định, Nghị định 40 quy định lấy mẫu tổ hợp, đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn xử lý, Thông tư 25 quy định tần suất lấy mẫu … là những quy định can thiệp vào nội bộ quy trình công nghệ sản xuất, gây tốn kém không cần thiết cho đối tượng thực hiện.
Theo chuyên gia này, luật Bảo vệ môi trường quy định doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm với đầu ra của chất thải của mình xả thải ra môi trường, còn từng công đoạn là việc nội bộ, miễn sao đạt quy chuẩn đầu ra. "Tại sao lại bắt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn xử lý? Có thể khi tham mưu xây dựng Nghị định 40 có “lỗ hổng” trong cách tiếp cận mới về quản lý môi trường”, chuyên gia này đặt vấn đề.
"Cơ quan quản lý chỉ cần giám sát chất thải đầu ra của doanh nghiệp, việc làm như thế nào để đạt hiệu quả theo quy định pháp luật là công việc nội bộ của doanh nghiệp”, TS Trường cũng nói về vấn đề này.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Huy Thịnh, quy định về “mẫu tổ hợp” để đánh giá hiệu quả của từng công đoạn và cả công trình xử lý chất thải đã được quy định từ nhiều năm qua.
Cũng theo ông Thịnh, trong thực tế và về mặt kỹ thuật xử lý chất thải, muốn đánh giá được công đoạn hoặc công trình xử lý chất thải có đạt hiệu suất xử lý theo thiết kế hay không, thì phải thực hiện đánh giá theo mẫu tổ hợp. Nếu mẫu tổ hợp vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn, doanh nghiệp và nhà thầu phải điều chỉnh quy trình, hóa chất sử dụng, thậm chí phải cải tạo, nâng cấp công trình xử lý để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, vị đại diện lãnh đạo Tổng cục Môi trường cũng cho rằng, Nghị định 40 quy định quá trình đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải theo mẫu tổ hợp phải được công khai, minh bạch và các cơ quan liên quan có quyền được biết, đánh giá là phù hợp.